Nhà Xuất Bản Bạn Văn Nghệ
vừa cho ra đời đứa con tinh thần đầu tiên,
sau khi thành lập,
đó là tác phẩm
truyện dài
Bi Kịch Bản
Trần Yên Hòa
Trong đoạn ngắn Ngoài Truyện, trang đầu, tác giả tự sự:
Nhận thấy nhu cầu in sách và đọc, là nhu cầu rất cần cho chúng ta trong mọi thời đại. Dù trong thời đại internet, sách trên mạng xuất hiện rầm rộ, muốn đọc gì, xem gì, tìm hiểu gì đều có được cả.
dutule.com. Trần Yên Hòa mới cho tái bản truyện dài “Mẫu Hệ”, phát hành toàn cầu trên hệ thống Amazon...Nhận định về “Mẫu Hệ” của Trần Yên Hòa, tháng 9 năm 2015, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết :
Thơ Huy Tưởng rất khó đọc và kén chọn người đọc. Có thể nói thơ anh ở một tầm cao, đọc phải suy nghĩ, dàn trải tâm hồn suy gẫm, phải “động não” mới thẩm thấu được
Thi sĩ Lê Văn Trung! Anh là hình ảnh của một tình yêu đỉnh trời rực lửa, của dòng sông cuộn trào khát vọng tri âm, của người muôn đời lung linh mộng-thực. Sóng vẫn vang trong chiều u tịch, sóng gục đầu nghiêng vách đá hoàng hôn, sóng vỗ mãi vào bờ tim gập ghềnh
Trong thời gian từ hơn mười năm nay, Tủ sách Tiếng Quê Hương của nhà văn nhà báo UyênThao phụ trách đã phát hành rất nhiếu tác phẩm giá trị của các tác giả trong và ngoài nước. Nỗ lực này nhằm góp một tiếng nói của người viết văn nêu lên thực trạng xã hội
con về bên Mẹ nghe huyết âm.
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm.
vết hằn năm tháng bâng khuâng hỏi.
bao nhiêu ly tán với ly tan.
nhớ không hết nấm mồ viễn xứ.
chân đã run và lưng đã còng.
nụ cười dúm dó lòng chưa nhẹ.
mẹ vẫn ngồi khắc vợi thương mong.
Tính tới nhìn lui ai còn mất.
Riết rồi cảm thấy mình cô đơn.
Khứa lão bệnh già kiêng nhậu nhẹt.
Lâu lâu rủ được thật mừng rơn.
Thường hẹn hò nhau cà phê bụi.
Tiếc kiệm, xe ôm cũng tới nơi.
Nước mắt tràn ân nghĩa Quảng trong anh.
anh mong mình đừng xa biệt Quảng Nam.
chân cứ muốn đi cho mòn cố xứ.
những tên đất không nguôi niềm thương nhớ.
Hòa Vang Duy Xuyên Đại Lộc Điện Bàn.
em ghé Tam Kỳ em nhớ Quế Sơn.
cát nóng Thăng Bình chè thơm Tiên Phước…
Đù má thiệt xui xẻo. Mới ăn hai cây bài được năm chục ngàn mà giờ coi như tiêu rồi. Tui đâu có chơi sai. Tui đánh Băng Cơ[1] theo đúng sách vở mà. Đặt lớn lúc vận đang lên mà. Đù má thằng Lây Ơ[2] mắc dịch tự nhiên lại rút được 9 điểm. Tổ cha nó. Giờ thì tui chỉ có từ chết tới bị thương thôi. Làm sao rút cho được 9 điểm để huề vốn đây? Đù má nửa triệu vừa đặt vô chắc tiêu rồi.
Nè Thầy Giáo què, ông có chia bài ăn gian không vậy? Ờ, thì giễu dở cho vui mà. Không được lau mồ hôi trán nghen. Dân chơi không lau mồ hôi khi bài bị bể. Phải tỉnh như hít tô phen[3] vậy. Thôi đù má để ván bài đó, lên phòng ngủ đã. Mai hẵng rút con bài cuối. Tui đã bao trọn gói, tui phải hành hạ tụi nó cho bõ ghét, cho đáng đồng tiền bát gạo. Để tụi nó đứng đây chờ. Thằng cha thầy giáo què chia bài mặt nó trơ trơ, giống như con cặc người ta vậy. Đù má thiệt tức.
Còn năm con đĩ ngựa tui gọi vô hầu rượu nữa. Nhìn cái mặt đang tiếc tiền của tụi nó kìa. Mấy em ơi, thua bài là chuyện nhỏ mà. Đừng có ham hố ra
Nói đến thơ Nguyễn Lương Vỵ trước tiên tôi hình dung khối lượng thơ khổng lồ của anh. Làm thơ từ thuở bé và xem thơ như thứ nghiệp dĩ cuộc đời thử hỏi đến tuổi gần bảy mươi, sự nghiệp thơ của Nguyễn Lương Vỵ không thể đề cập đến kiểu bài thơ này hoặc tập thơ kia mà phải nói tầm vóc một đời thơ, một gia sản thi ca ấy như thế nào? Và có nói như thế cũng chỉ là gượng ép bởi muốn nói như thế, ít ra bạn phải mất nhiều thời gian để đọc hết các tập thơ của anh.
Tôi đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ từ thuở còn là một sinh viên văn khoa năm thứ nhất. Lúc bấy giờ thơ anh đăng trên tạp chí Khởi Hành hoặc Văn. Tôi thích thơ anh ngoài bản thân yêu thơ, tôi còn là người luôn cổ xúy tinh thần văn nghệ của thế hệ trẻ miền Trung (đầu thập niên 1970) mà lúc bấy giờ dường như trăm hoa đua nở. Đến khi tham dự quân sự học đường khóa đầu tiên, tôi gặp anh qua một người bạn học miền Trung. Cũng khá đặc biệt là tôi cùng người bạn đến thăm anh tại bệnh viện Sùng Chính. Nguyễn Lương Vỵ bị thương do xô xát với quân cả
Từ đầu đến cuối, già 400 trang sách, tiểu thuyết “Đất mồ côi”[1] mô tả đầy rẫy những cái chết. Chết đơn chết chùm. Chết cá nhân chết nhóm. Chết trong các phong trào chính trị – xã hội, chết trong chiến tranh. Chết xưa chết nay. Chết Nam chết Bắc… Đây là một tiểu thuyết dành để nói về cái chết. Thật thế. Đến nỗi một nhà thơ, bạn tôi (mà không chỉ bạn tôi) quả quyết rằng cái tên tiểu thuyết “Đất mồ côi” lẽ ra phải là “Đất chết” thì mới thâu tóm chính xác được tinh thần của tác phẩm này.
Cái chết chính là kết quả, đồng thời là hiện thân của BẠO LỰC. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về bạo lực, thứ bạo lực tác oai tác quái, hoành hành công khai, trắng trợn trong suốt lịch sử người Việt.
Có thể hình dung mấy loại cái chết. Loại đầu tiên là cái chết do định kiến xã hội. Những lớp người mang bệnh hủi đi qua ngôi làng bị dân làng chôn sống. Mở đầu tiểu thuyết, tác giả dựng lên khung cảnh những người hủi bị giết chết, và cả người đàn ông kỳ dị chăm sóc đoàn người hủi mang dán
Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà hoặc “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” hơn là du Xuân đến những chốn lao xao hội hè, đình đám.
Một trong những “chốn vắng” ấy là dạo chơi trên cánh đồng thơ mùa xuân để hái về những bông hoa tươi thắm là những bài thơ, câu thơ tháng Giêng khoe sắc trong nắng xuân.
Thơ hay, một đôi câu cũng hay. Những câu thơ trích dẫn trong bài này chỉ là tiện tay gặp đâu ghi xuống đó, không phân biệt, phân loại thơ cũ thơ mới, thơ già thơ trẻ, thơ ngoài Bắc thơ trong Nam, thơ ngoài nước thơ trong nước. Một bài thơ, câu thơ hay không bao giờ cũ.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
(“Vội vàng”, Xuân Diệu)
Câu thơ cũ nhưng vẫn cứ mới như mùa xuân chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già. “Tháng Giêng ngon”, không mới sao? Chẳng biết chơi Xuân, ăn Tết ngon, dở thế nào nhưng cứ
Tôi có thằng bạn nối khố. Nối khố đúng nghĩa, thân nhau từ nhỏ đến lớn. Cho đến bây giờ đầu hai thứ tóc mà vẫn mầy tao. Dĩ nhiên tôi phải gọi vợ hắn bằng chị một cách lễ phép.
Năm đó anh ngoài hai mươi tuổi. Buổi chiều tháng giêng chạy xe honda từ Xuân lộc về Sài gòn, sau khi đi thăm một người em ở đó, gặp mưa mau sấm chớp, mưa trái mùa, xuất hiện khi đã vào mùa khô
Trời tờ mờ sáng, khi các người khác còn ngủ trên chiếc chiếu cạnh những lối đi trong khuôn viên bệnh viện, có những người băng qua những con đường nhỏ giữa các khu rất sớm, lặng lẽ tiến về dãy phòng cuối đường. Họ ngồi đợi đến lượt mình rồi từng người nộp giấy tờ
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị cho giáo chức chế độ cũ tiếp tục đến tuần thứ ba. Nại Hiên vẫn sáng đạp xe trên tám cây số với cái gà mèn cơm để trên cái giỏ trước ghi đông xe. Một tập tài liệu học tập được để trong những tập sơ mi xanh, đỏ. Các giảng viên thay đổi theo từng tiết học.
- Trảng Lớn, xe vào Trảng Lớn anh em ơi! Tiếng của một người nào đó ngồi phía ngoài tấm bạt xe nhìn ra ngoài, rồi nói to lên như vậy.
Trời bắt đầu xuất hiện những tia hồng từ phương đông, báo hiệu cho một ngày mới. Soại ngủ thiếp đi một lúc rồi tỉnh dậy theo tiếng nói của người bạn báo cho biết xe đến Trảng Lớn.
Nghỉ một ngày để lấy lại sức nhưng Nại Hiên có nghỉ được đâu. Nàng phải giặt cả mấy thau quần áo của các con, rồi lo dọn dẹp căn phòng nàng ngủ cho sạch sẽ một tí. Một mình bà Ngọ ở trong căn nhà rộng, bà lo không xuể
Đôi khi vào buổi sáng sớm, một vài câu thơ của Trần Hạ Vi trở lại trong tâm trí tôi, như lời tâm sự hay một sự thật. Thơ chị là cuốn nhật ký từ bên trong.
Năm Canh Tý (2020) qua đi, năm Tân Sửu (2021) thay thế. Sửu là con giáp thứ hai trong số 12 con giáp (十二支 : thập nhị chi). Tân là can thứ hai trong số thập can (十干).
Trong hành trang đi Việt Nam lần này của tôi có hai quyển sách: “Trò Chuyện Với Thiên Thần” của anh Trương Văn Dân và “Gia Đình” của cháu Phan Thúy Hà. Tôi dự định sẽ viết về hai tác phẩm này.
Sau cuốn “Bàn tay nhỏ dưới mưa” nhà văn Trương Văn Dân cho ra đời một cuốn khác “Trò chuyện với thiên thần”, một tác phẩm với thể loại tương tự, tiểu thuyết luận đề mà ông có xu hướng đeo đuổi trong sự nghiệp văn chương mình.
Cuốn sách của Giáo sư Tiến sĩ sử học K.W. Taylor được University of California Press xuất bản từ năm 1983. Bản Việt ngữ của Thiếu Khanh vừa được công ty Truyền thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản và phát hành vào tháng 10/2020 với tựa VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC.
Ngày đã bắt đầu rồi.
Sao vẫn đầy bóng tối.
Mất mát nào cưu mang.
Đại dương nào ta lội.
Từ bụng con quái thú.
Ta bước đi can trường.
Yên lặng ở quanh ta.
Chẳng phải là êm ả.
Trong tín điều đưa ra.
Công bằng hay công lý.
Chưa định phân rõ ràng.
Thì bình minh đã đến.
Năm 2018 Nhà Trắng phải đối diện với những cáo buộc nhơ nhuốc của một nữ diễn viên ngôi sao phim khiêu dâm. Tổng thống Mỹ bị coi là đã thốt lên những lời tục tĩu về việc sờ soạng phụ nữ. Đệ nhất Phu nhân đi giày nhọn gót,
Tác giả Trần Hạ Vi tên thật là Nguyễn Yến Ngọc, sinh ra và lớn lên tại An Giang, Việt Nam. Chị
học ba bậc học (đại học, cao học và tiến sĩ) ngành tài chính ngân hàng ở Đại học Monash, Úc.
Với tôi, nhà thơ Du Tử Lê luôn luôn là một kho tàng bí ẩn của thi ca. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần đọc anh, tôi lại thấy những cảm xúc mới. Thí dụ, như bài thơ nhan đề "ai nhớ ngàn năm một ngón tay" in nơi các trang 91-93 trong Tập 2 của "Du Tử Lê Thơ Toàn Tập"... Đây là một trong nhiều bài thơ tôi ưa thích đặc biệt.
Trân trọng giới thiệu:
CÓ NHỮNG ĐÊM
TRĂNG VỠ
Tập truyện.
VŨ ĐÌNH Kh.
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021.
Tựa: Đoàn Nhã Văn.
Tranh bìa: Đinh Trường Chinh.
Thiết kế bìa: Lê Giang Trần.
356 trang, ấn phí: US$20.00
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.