Vừa qua, BVN đã nhận được thư của một Thương Binh là anh Nguyễn Quang từ xóm Gò Huỳnh, Thôn An Hội Bắc 1, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Anh Nguyễn Quang nguyên là lính thuộc Tiểu Đoàn 3/4, Trung Đoàn 4, Sư Đoàn 2/Bộ Binh/QLVNCH trước năm 1975. Đơn vị anh hành quân tại Đức Phổ, giao chiến với địch quân và anh bị thương, cấp độ tàn phế 100% (bị mảnh đạn ở mông và cột xương sống đốt 12, hai chân bại liệt.)
Anh Nguyễn Quang có ý nhờ chúng ta, những đồng hương VN hải ngoại giúp đỡ. Với tư cách như là một cơ quan truyền thông, BVN xin được đăng mẫu tin này để quý vị độc giả biết.
Quý vị nào có lòng từ tâm muốn giúp đỡ anh Nguyễn Quang,
Xin liên lạc:
Nguyễn Quang
Xóm Gò Huỳnh,Thôn An Hội Bắc 1
Xã Nghĩa Kỳ, Huyện Tư Nghĩa
Tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam
ĐT: 0983597057
*
Xin xem Thư và Hình Ảnh
Anh Nguyễn Quang, thương binh, bại liệt 100% (muốn xem rõ xin click vào hình)
(muốn xem rõ xin click vào hình)
Thư anh Nguyễn Quang, thương binh VNCH (trang 1) (muốn xem rõ xin click vào hình)
Thư anh Nguyễn Quang, trang 2 (muốn xem rõ xin click vào hình)
Chứng chỉ giải ngũ của anh Quang (muốn xem rõ xin click vào hình) Bản phân loại, tàn tật vĩnh viễn (muốn xem rõ xin click vào hình)
*
Ghi thêm:
Nếu quý vị nào muốn giúp đỡ anh Nguyễn Quang mà ngại gởi tiền về VN,
thì có thể gởi về: Bạn Văn Nghệ
Trần Y Hòa
9155 Pacific Ave # 246
Anaheim, CA 92804, USA.
(714) 360 - 7356
Chúng tôi sẽ gởi về cho anh Nguyễn Quang tại VN, mọi Biên Lai Nhận Tiền sẽ chuyển đến tận tay quý vị.
(nhưng tiện nhất vẫn là gởi thẳng về anh Nguyễn Quang)
Chuyện thực ngoài đời lắm khi vượt qua trí tưởng tượng của con người. Tôi có cái duyên gặp được một số nhân vật khá lý thú. Nhìn bề ngoài họ cũng chỉ bình thường nhưng họ lại kể cho tôi nghe những mẩu chuyện đời rất kỳ lạ, có những chuyện nghe bi thảm trên mức tưởng tượng của tôi. Nghe chuyện của họ, nhiều khi tôi bị lạc vào những thế giới khác, xa lạ với tôi. Tôi không nhớ rõ các chi tiết được nghe kể, nhưng những nét chính thì không quên được. Đôi khi tôi gom góp những mẩu chuyện đời kia, sắp xếp cho chúng có liên quan với nhau, để từ đó viết một truyện ngắn, một tiểu thuyết, hoặc một bài thơ…
Truyện ngắn dưới đây dựa trên ba câu chuyện tôi được nghe kể ngoài đời. Vì những người kể cung cấp cho tôi những chi tiết khá tỉ mỉ nên tôi tin là những câu chuyện đó có thật. Tôi đem những điểm chính của ba câu chuyện này “ráp” lại thành bố cục của một câu chuyện… hư cấu mới. Để viết thành truyện ngắn.
Xin được chia sẻ cùng các bạn.
Số,
Số là những con số, là căn bản của luận
Nói đến thơ Nguyễn Lương Vỵ trước tiên tôi hình dung khối lượng thơ khổng lồ của anh. Làm thơ từ thuở bé và xem thơ như thứ nghiệp dĩ cuộc đời thử hỏi đến tuổi gần bảy mươi, sự nghiệp thơ của Nguyễn Lương Vỵ không thể đề cập đến kiểu bài thơ này hoặc tập thơ kia mà phải nói tầm vóc một đời thơ, một gia sản thi ca ấy như thế nào? Và có nói như thế cũng chỉ là gượng ép bởi muốn nói như thế, ít ra bạn phải mất nhiều thời gian để đọc hết các tập thơ của anh.
Tôi đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ từ thuở còn là một sinh viên văn khoa năm thứ nhất. Lúc bấy giờ thơ anh đăng trên tạp chí Khởi Hành hoặc Văn. Tôi thích thơ anh ngoài bản thân yêu thơ, tôi còn là người luôn cổ xúy tinh thần văn nghệ của thế hệ trẻ miền Trung (đầu thập niên 1970) mà lúc bấy giờ dường như trăm hoa đua nở. Đến khi tham dự quân sự học đường khóa đầu tiên, tôi gặp anh qua một người bạn học miền Trung. Cũng khá đặc biệt là tôi cùng người bạn đến thăm anh tại bệnh viện Sùng Chính. Nguyễn Lương Vỵ bị thương do xô xát với quân cả
Từ đầu đến cuối, già 400 trang sách, tiểu thuyết “Đất mồ côi”[1] mô tả đầy rẫy những cái chết. Chết đơn chết chùm. Chết cá nhân chết nhóm. Chết trong các phong trào chính trị – xã hội, chết trong chiến tranh. Chết xưa chết nay. Chết Nam chết Bắc… Đây là một tiểu thuyết dành để nói về cái chết. Thật thế. Đến nỗi một nhà thơ, bạn tôi (mà không chỉ bạn tôi) quả quyết rằng cái tên tiểu thuyết “Đất mồ côi” lẽ ra phải là “Đất chết” thì mới thâu tóm chính xác được tinh thần của tác phẩm này.
Cái chết chính là kết quả, đồng thời là hiện thân của BẠO LỰC. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về bạo lực, thứ bạo lực tác oai tác quái, hoành hành công khai, trắng trợn trong suốt lịch sử người Việt.
Có thể hình dung mấy loại cái chết. Loại đầu tiên là cái chết do định kiến xã hội. Những lớp người mang bệnh hủi đi qua ngôi làng bị dân làng chôn sống. Mở đầu tiểu thuyết, tác giả dựng lên khung cảnh những người hủi bị giết chết, và cả người đàn ông kỳ dị chăm sóc đoàn người hủi mang dán
Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà hoặc “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” hơn là du Xuân đến những chốn lao xao hội hè, đình đám.
Một trong những “chốn vắng” ấy là dạo chơi trên cánh đồng thơ mùa xuân để hái về những bông hoa tươi thắm là những bài thơ, câu thơ tháng Giêng khoe sắc trong nắng xuân.
Thơ hay, một đôi câu cũng hay. Những câu thơ trích dẫn trong bài này chỉ là tiện tay gặp đâu ghi xuống đó, không phân biệt, phân loại thơ cũ thơ mới, thơ già thơ trẻ, thơ ngoài Bắc thơ trong Nam, thơ ngoài nước thơ trong nước. Một bài thơ, câu thơ hay không bao giờ cũ.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
(“Vội vàng”, Xuân Diệu)
Câu thơ cũ nhưng vẫn cứ mới như mùa xuân chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già. “Tháng Giêng ngon”, không mới sao? Chẳng biết chơi Xuân, ăn Tết ngon, dở thế nào nhưng cứ
Thằng Nhớ giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng bà ngoại đang la cái gì đó ở ngoài sân. Ánh nắng xuyên qua khe hở của cửa sổ phết thành một vệt dài trên nền nhà. Nhớ đưa tay giụi mắt, vươn vai mấy cái. Nó bước xuống giường, vén mùng lên, xếp mền gối thật lẹ rồi bươn bả bước ra nhà sau xem có chuyện gì.
Đứng gần bờ ao, bà ngoại đang nói thao thao, một tay chống nạnh, một tay chỉ trỏ, coi bộ giận dữ lắm. Thấy Nhớ ra, bà lại càng cao giọng như để phân bua:
– Thiệt là quá sức chịu đựng rồi! Ai đời quần áo buổi tối còn phơi đầy một dây mà sáng ra mất ráo trọi. Thằng ăn trộm nào mà cả gan chọc tới nhà này vậy không biết!
Nhớ hoảng hồn:
– Mất quần áo hả ngoại? Còn bộ quần áo mới để mặc Tết của con ngoại giặt cho ra hồ đâu? Cũng mất luôn chớ gì?
Bà ngoại thở ra:
– May là ngoại giặt hôm bữa, thâu vô rồi. Lần này là lần thứ ba đó. Mất ba con gà tuần trước, rồi hôm kia mất thêm cái nồi đồng nữa. Điệu này chắc nhà mình hết ăn Tết quá!
Ông ngoại đang ngồi đan rổ ở hàng hiên sau, cất giọng
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.