(Tiếp theo kỳ trước)
Sau biến cố 30 tháng-1975, nền VHNT miền Nam bị chính quyền CS nhìn như một nền văn hóa đồi trụy, phản động. Chỉ có một vài người cầm bút được chế độ mới ưu đãi, săn đón dưới nhiều hình thức…
Nếu ở lãnh vực dịch
thuật, dịch giả Nguyễn Hiến Lê được săn đón, thăm
hỏi ưu ái nhất thì, ở lãnh vực sáng tác, người nhận
được sự ưu ái đặc biệt vừa kể, chính là nhà văn
Bình Nguyên Lộc, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Đò
Dọc”, một trong ba “tam kiệt” của Việt Nam (theo nhà
thơ Nguyễn Ngu Í).
Về sự được săn
đón, “chiêu đãi đặc biệt” mà giới văn nghệ CS,
được nhà văn
“Những lần (Mai
Thảo) tới thăm Bình Nguyên Lộc như vậy, ông thường
nói ít lời như một tạ lỗi, nhờ tôi nói lại với anh
em, với mọi người. Rằng từ ngày người con
“Lập luận về một
thái độ sống thu vào im lặng và ẩn dật, thoạt
“Bây giờ, đó là
thời gian từ 30 tháng tư 75, tới đầu 76, Trung Ương Đảng
Cộng Sản ở Hà Nội, tuy chưa phát động đàn áp và cầm
tù văn nghệ sĩ, đã cho thi hành ở Sài Gòn một chính
sách lũng đoạn hàng ngũ văn nghệ cực kỳ hiểm độc.
Chính sách đó nhằm tạo kỳ thị, gây chia rẽ, giữa
những nhà văn miền Bắc vào Nam trong đợt di cư 1954 với
những nhà văn sinh trưởng ở Nam Phần. Suốt ba mươi năm
văn học, Nam Bắc đã một nhà, Bắc Nam đã bằng hữu.
Cộng sản muốn chấm dứt cái tình trạng hòa đồng tốt
đẹp đó. Và người chúng đã dành hết mọi nỗ lực
khuynh đảo là Bình Nguyên Lộc. Thoạt
đầu là đám văn nghệ nằm vùng. Như Sơn Nam, Vũ Hạnh.
Kế đó, đến nhóm văn nghệ của Mặt Trận Giải Phóng
về thành, tạm thời được nắm giữ những địa vị
quan trọng như Trần Bạch Đằng, Giang Nam, Anh Đức, nhiều
kẻ đã quen biết Bình Nguyên Lộc từ xưa. Cuối cùng là
đám nhà văn, nhà thơ công thần của chế độ và vào từ
Hà Nội như Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Huy Cận. Tất cả, trên từng địa vị khác biệt, đã
viết thư, điện thoại ân cần thăm hỏi tác giả Đò
Dọc, về sức khỏe, về đời sống của ông, nói thân
thế ông mãi an toàn, sinh kế vẫn bảo đảm, sự nghiệp
không chôn vùi, ông vẫn là nhà văn lớn.
Tất cả đã lần lượt đến khu Cô Giang Cô Bắc, tươi
cười, nhã nhặn gõ cửa xin gặp người trong ngôi nhà có
hai chậu vạn niên thanh. Bình Nguyên Lộc tiếp hết, từ
tốn, chững chạc vậy thôi. Duy có một
lần, không sao được, ông phải tới dự
đại hội văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ
Thông Tin cũ đường Phan Đình Phùng. Kỳ họp này, Vũ
Hạnh, Thanh Nghị báo cáo kể công, Sơn Nam đóng trò nhiệt
tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ
đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào.
Nhân cách kẻ sĩ miền Nam của nhà văn Bình Nguyên Lộc, phần nào rửa được những vết nhơ của thiểu số người cầm bút miền Nam, ngay sau biến cố tháng 4-1975, vì lý do này hay lý do khác, đã tự nguyện điểm chỉ bắt bớ anh em hay, tự nguyện đi từng nhà dân, để thu gom “văn hóa đồi trụy” miền Nam chất lên những chiếc xe ba gác, giao nộp cho phường khóm, để quăng ném chúng vào ngọn lửa “phần thư” mù quáng hận thù!
Bây giờ mọi sự đã qua, thời thế đã đổi thay. Nhưng nhìn lại giai đoạn lịch sử VHNT tăm tối đó của miền Nam, 20 năm, tôi cho vẫn là một cần thiết, vì tính lịch sử của sự việc…
Du Tử Lê,
(từ: dutule.com)
________
Chú thích:
(7) Mai Thảo (1927-1998).