Với con số trên dưới một nghìn truyện ngắn đã hoàn tất, nhiều người không ngần ngại, ví nhà văn Bình Nguyên Lộc / Tô Văn Tuấn như một thứ “đại gia”, một nhà “vô địch” ở thể loại văn xuôi này.
Với số lượng truyện ngắn khổng lồ ấy, họ Tô có nhiều truyện ngắn nổi tiếng. Một trong số đó, được nhiều người biết đến và, hôm nay, vẫn còn nhắc tới là truyện ngắn “Rừng Mắm”, do chính ông chọn, giao cho nhà xuất bản Sóng, in trong tuyển tập “Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Ta” (9)
““Xin nhường phần
này cho nhà xuất bản. Nhưng cũng xin nói thêm rằng câu
chuyện trong ‘Rừng Mắm’ chỉ xảy ra tại miền Nam
nước Việt, còn thì không thể xảy ra ở phần đất nào
khác trong lãnh thổ ta. Miền Nam là đất mới mà cho đến
nay việc khẩn
Mặc dù tác giả lưu ý người đọc “…gốc miền Bắc khó lòng mà hình dung được lối khẩn hoang này. Miền Trung lại càng khó tưởng tượng đến những gì xảy ra trong truyện hơn.” Nhưng dường như lo ngại này, tuồng không gây một cản trở nào cho những độc giả sinh trưởng ở miền Bắc hoặc miền Trung.
Theo tôi, có dễ vì ngay tự những dòng chữ đầu tiên mở vào “Rừng Mắm”, khả năng so sánh hay liên tưởng và, nhân cách hóa sinh động, quyến rũ có từ tài năng thiên phú của ông, đã khiến độc giả không thể kiềm chế được sự háo hức, dõi theo sinh hoạt của thằng Cộc, nhân vật chính của truyện, trong một thế giới mà, khoảng cách giữ thiên nhiên, con người, đã được tác giả kéo lại gần, để rồi hòa lẫn thành một:
“Chim đang bay lượn bỗng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói từ nãy đến giờ, chờ đợi cái giây phút nầy đây.
“Thật là huyền
diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung,
trông như là chim ai
“”Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước, nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ.” (11)
Cũng là liên tưởng, nhưng liên tưởng của nhà văn Bình Nguyên Lộc cho thấy mức độ tài hoa và ý thức rất cao, khi ông dùng những ảnh-vật dân giã, vừa thích hợp với tầm nhận thức của nhân vật, lại vừa ứng hợp với “hiện trường” là vùng đất chưa được khẩn hoang của bối cảnh truyện.
Cứ thế, mạch truyện thong thả, nhẩn nha trôi như thiên nhiên có đó, để làm bầu bạn với thằng Cộc. Và, ngược lại, thằng Cộc có đó, để thiên nhiên hiện ra, tựa cho thấy thiên nhiên cũng có nhu cầu bầu bạn. Bầu bạn hay tình bạn mặc nhiên thân thiết, thương yêu, đầy kính ngưỡng giữa nhân vật truyện và, những sinh vật trong truyện được tác giả nhân cách hóa một cách trân trọng:
“”Cộc ngửa mặt lên trời để theo dõi ông câu kỳ dị và tài tình ấy nữa, nhưng mắt nó bị ngọn dừa nước bên kia bờ rạch níu lại.
“Trên một tàu dừa nước, một con chim thằng chài xanh (*) như da trời trưa tháng giêng, đang yên lặng và bền chí rình cá.
“Trong thế giới bùn lầy mà thằng Cộc đang sống, ai cũng là ông câu cả, từ ông nội nó cho đến những con sinh vật nhỏ mọn quy tụ quanh các ngọn nước.
“Màu xanh của chim thằng chài đẹp không có màu xanh nào sánh kịp. Sự bền chí của nó cũng chỉ có sự bền chí của các lão cò sầu não là ngang vai thôi, cái bền chí nhìn rất dễ mê, nhưng mê nhứt là mũi tên xanh bắn xuống nước nhanh như chớp, mỗi khi thằng chài trông thấy con mồi.
“Thằng Cộc là một đứa bé bạc tình. Một đàn cò lông bông bay qua đó, đủ làm cho nó quên thằng chài ngay. Là vì đầu cò chởm chởm những cọng lông bông, nhắc nhở nó những kép võ hát bội gắn lông trĩ trên mão kim khôi mà nó đã mê, cách đây mấy năm, hồi gia quyến nó còn ở trên làng…”
Chỉ với một trang văn, tài hoa Bình Nguyên Lộc / Tô Văn Tuấn đã giới thiệu với người đọc “chân dung” ba loài chim khác nhau. Từ con “chim thầy bói”, tới con “chim thằng chài” rồi, đàn cò lông bông mà thằng Cộc mê đắm tới độ gọi đó là “các lão cò sầu não.”
Là người đọc, tôi không biết thằng Cộc khi gọi “các lão cò sầu não”, có liên tưởng tới ông nội của nó không? Tôi nghĩ chắc là có. Bởi vì trước đấy không lâu, nó đã thấy “…ai cũng là ông câu cả, từ ông nội nó cho đến những con sinh vật nhỏ mọn…”
Cách khác, phải chăng, nhà văn Bình Nguyên Lộc chủ tâm cho thấy, khi con người chưa bị đô thị hóa thì, thiên nhiên là một phần đời sống thiết thân của con người?
Khi con người chưa bị kỹ nghệ hóa, trở thành một con ốc trong bộ máy khổng lồ, với niềm hãnh tiến mù quáng thì, thiên nhiên và con người ở thời kỳ khẩn hoang, là một. Thiên nhiên và con người không chỉ sống với / cho nhau mà, cả hai còn là người thân hay, niềm vui của nhau nữa.
Mặc cuộc sống phiêu lưu, nổi trôi đến đâu, lạc bước tới chân trời nào thì thiên nhiên, đất đai và con người vẫn cùng kề vai, sánh bước, chia xớt sự sống cho nhau. (Dù cho chẳng vì thế mà tai ương quên rình rập, đe đọa con người). Nhưng tinh thần của họ lúc nào cũng vạm vỡ, tinh khôi, sáng láng như bình minh mỗi ngày:
“…Những người di cư năm nọ trên chiếc xuồng cui vẫn còn sống đủ cả. Những chiều nghi ngút sương mù từ đất lầy bốc lên, và những đêm mưa gào gió hú, những người ấy kể chuyện cho Cộc nghe, những chuyện ma rởn óc như ăn phải trái bần chua (…) “Thằng Cộc ngạc nhiên mà thấy sao người vẫn sống không chết trong khí hậu tàn ác này: nóng, ẩm, còn muỗi mòng thì quơ tay một cái là nắm được cả một nắm đầy.
“Chưa bao giờ mong mỏi của Cộc được thỏa mãn mau lẹ như hôm nay. Nó vừa thèm người thì nghe tiếng hò của ai bỗng vẳng lên trong rừng tràm, rồi tiếp theo đó là tiếng chèo khua nước:
“Hò ơ…tháng
ba cơm gói ra hòn
“Muốn ăn trứng
nhạn phải lòn hang mai
“Mũi thuyền cui ló ra khỏi khúc quanh của con rạch, và trên xuồng, chồng chéo lái, vợ ngồi không trước mũi mà hò. Cặp vợ chồng nầy, Cộc quen mặt từ mấy năm nay, nhưng không biết họ từ đâu đến. Nó chỉ biết họ ra biển để bắt cua và bắt ba-khía, một năm mấy kỳ. Nghe tiếng người lạ nói, nhứt là tiếng hát, Cộc sung sướng như có lần tía nó cho nó ăn một cục đường từ nơi xa mang về…” (11)
Vẫn là những so sánh, liên tưởng có từ một tài năng thiên phú, cộng với kinh nghiệm dạn dày trong “chiến trường chữ, nghĩa”, tác giả cho thấy, ông không chỉ sống trong nhân vật mà, ông còn sống giữa đời sống của bối cảnh truyện nữa. Tôi không nghĩ có một liên tưởng nào thích hợp và, ngọt ngào hơn liên tưởng sung sướng của thằng Cộc về tiếng hát và, cục đường của tía nó.
Du Tử Lê,
(từ: dutule.com)
________
Chú thích:
(9), (10), (11) Nđd.
(*) Theo chú thích nơi
nguyên bản truyện của chính tác giả thì: “Tác giả
thấy màu lông của loại chim này là màu lục. Nhưng người
miền Nam cứ cho nó là màu xanh, nên tác giả viết theo đa
số, để được hiểu. Vả lại, đôi khi trời mưa thì
cũng có thể thấy chim ấy màu xanh”. (Nđd)