Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà hoặc “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” hơn là du Xuân đến những chốn lao xao hội hè, đình đám.
Một trong những “chốn vắng” ấy là dạo chơi trên cánh đồng thơ mùa xuân để hái về những bông hoa tươi thắm là những bài thơ, câu thơ tháng Giêng khoe sắc trong nắng xuân.
Thơ hay, một đôi câu cũng hay. Những câu thơ trích dẫn trong bài này chỉ là tiện tay gặp đâu ghi xuống đó, không phân biệt, phân loại thơ cũ thơ mới, thơ già thơ trẻ, thơ ngoài Bắc thơ trong Nam, thơ ngoài nước thơ trong nước. Một bài thơ, câu thơ hay không bao giờ cũ.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
(“Vội vàng”, Xuân Diệu)
Câu thơ cũ nhưng vẫn cứ mới như mùa xuân chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già. “Tháng Giêng ngon”, không mới sao? Chẳng biết chơi Xuân, ăn Tết ngon, dở thế nào nhưng cứ
Thằng Nhớ giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng bà ngoại đang la cái gì đó ở ngoài sân. Ánh nắng xuyên qua khe hở của cửa sổ phết thành một vệt dài trên nền nhà. Nhớ đưa tay giụi mắt, vươn vai mấy cái. Nó bước xuống giường, vén mùng lên, xếp mền gối thật lẹ rồi bươn bả bước ra nhà sau xem có chuyện gì.
Đứng gần bờ ao, bà ngoại đang nói thao thao, một tay chống nạnh, một tay chỉ trỏ, coi bộ giận dữ lắm. Thấy Nhớ ra, bà lại càng cao giọng như để phân bua:
– Thiệt là quá sức chịu đựng rồi! Ai đời quần áo buổi tối còn phơi đầy một dây mà sáng ra mất ráo trọi. Thằng ăn trộm nào mà cả gan chọc tới nhà này vậy không biết!
Nhớ hoảng hồn:
– Mất quần áo hả ngoại? Còn bộ quần áo mới để mặc Tết của con ngoại giặt cho ra hồ đâu? Cũng mất luôn chớ gì?
Bà ngoại thở ra:
– May là ngoại giặt hôm bữa, thâu vô rồi. Lần này là lần thứ ba đó. Mất ba con gà tuần trước, rồi hôm kia mất thêm cái nồi đồng nữa. Điệu này chắc nhà mình hết ăn Tết quá!
Ông ngoại đang ngồi đan rổ ở hàng hiên sau, cất giọng
Ông Địa là người mang lại cái Tết cho mọi người. Giữa tiếng trống tiếng chiêng nhộn nhịp, ông nhảy múa với khuôn mặt không bao giờ tắt nụ cười. Tôi chưa bao giờ thấy ông Địa không cười. Nụ cười của ông không chỉ là nụ cười cứng ngắc trên mặt nạ mà còn hiển hiện trong bộ quần áo xanh đỏ lộn xộn, cái bụng phệ cố hữu và, nhất là điệu nhảy tung tăng với chiếc quạt bên những chú lân và những tràng pháo đang nhoáng lửa nổ vang lừng. Trong đoàn lân ngày tết, “nhân vật” nổi bật nhất dĩ nhiên là lân. Ngày xưa chỉ có một cặp lân, con đực là kỳ, con cái là lân. Ngày nay lân cũng như người, bị nạn nhân mãn nên có cả bày lân. Con xanh con đỏ, con trắng con vàng, hoa cả mắt. Bên cạnh lân là ông Địa. Ông này thờ chủ nghĩa độc thân nên xưa hay nay cũng vậy, cứ mình ên múa lung tung. Trẻ em thường khoái ông Địa. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có bài hát “Bé Thương Ông Địa” nói lên sự yêu mến này:
Ơi ông Địa có cái bụng ngộ ghê,
Cầm cái quạt ông nhảy múa say mê.
Ơi ông Địa có gương mặt thật duyên.
Ông mãi cười
Từ ngữ “giảo nghiệm” trong chính trường bầu cử là một thuật ngữ quen thuộc trong giới truyền thông Hoa Kỳ, khi họ nói đến chữ “Autopsy” tức là giảo nghiệm một xác chết, một thi thể nào đó để tìm cho rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nó.
Đây là một thói quen và đã trở thành truyền thống mà không những giới truyền thông đều quen làm sau mỗi kỳ bầu cử lớn, nhưng ngay cả các viên chức cao cấp của cả hai đảng cũng đều làm như vậy để rút tỉa kinh nghiệm và sửa soạn cho lần tranh cử kế tiếp, tức là 2 năm hoặc 4 năm sau đó.
Người Hoa Kỳ có thói quen rất phổ thông và được mọi người chấp nhận để áp dụng trong đời sống hàng ngày cũng như cung cách làm việc trong các công ty tư nhân hoặc chính quyền, kể cả trong quân đội: đó là họ luôn luôn có lệ làm một màn duyệt lại (Review) về những gì đã vừa xảy ra, dù là thành công hay thất bại, để từ đó rút ra những kinh nghiệm để làm bài học cho những cải tiến trong tương lai.
Tiến trình gọi là Review này có thể mất nhiều thời gian, và trong
Thưa bà, bà tỏ ý muốn tôi viết tựa cho tập thơ mà bà đã làm trong dịp về thăm quê hương mùa hè năm ngoái. Tôi thì chỉ có tấm lòng đọc thơ, lòng tôi đọc thơ của bà. Tôi nghĩ: thơ không đòi bài tựa, thơ chỉ đòi thơ. Thơ chỉ đòi tình. Cho nên tôi viết thư tình.
Mà thật vậy, mới đặt bút, tình đã nghẹn ngào nơi cổ khi tôi vấp ngay hai chữ "về thăm" của bà. Về thăm quê hương…, quê hương là nơi chỉ để về thăm? Là nơi mà trong đơn xin nhập cảnh phải ghi rõ "về thăm"? Thăm là không ở? Là về để mà đi? Tôi về hay tôi đi? Mênh mông chỉ có mây trắng trả lời. Mênh mông, chỉ có tôi trả lời cho mây trắng.
Bà trao tập thơ cho tôi khi máy bay vừa rời Sài Gòn. Tôi đọc, rồi tôi gấp lại. Mây trắng trong thơ của bà nhẹ nhàng quá, và lòng tôi thì vần vũ, quặn đau. Quê hương 1988: thương thì rất thương, mà giận, rất giận. Có ai về với nước trong năm đầu của thử thách mà không vừa giận vừa thương: giận cái cũ còn bám, thương cái mới long đong.
Quê hương đâu phải chỉ là dòng sông, thành quách, tô phở
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.