Trần Yên Hòa với tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi”
Trần Yên Hòa.
Westminster
(Bình Sa) - Ghé thăm Tòa soạn Việt Báo, Nhà Thơ, Nhà Văn Trần Yên Hòa cho biết anh vừa phát hành tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.”
Những
năm gần đây trong giới văn học, Trần Yên Hòa không phải là người xa lạ,
những tác phẩm đã xuất bản và những bài viết của anh đăng trên các báo cũng đã được nhiều người đón nhận. Thơ của anh cũng như những tập truyện
mà anh đã xuất bản có tầm vóc, vì nó đã chuyên chở được tình yêu thương của con người đối với quê hương đất nước. Trần Yên Hòa không chỉ viết cho chính mình. Anh viết nhiều cho quê hương, qua những kỷ niệm mà trong
đó anh cũng như bạn bè anh đã gắn liền với hoàn cảnh theo thời gian.
Trần Yên Hòa sinh tại Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam, vùng đầt từ ngàn xưa được mệnh danh là địa linh nhân kiệt, có ngọn núi Ngũ Hành Sơn sừng sững, với sông Thu Bồn miên man
nước chảy, với quế Tiên Phước ấp ủ hương rừng. Quê hương đã gắn liền với Thơ, Văn của anh qua những tác phẩm đã xuất bản như: - Lời Ru Tình (thơ in chung năm 1971) – Khan Cổ Gọi Tình, Về (thơ năm 2001) – Những Chuyến Mưa Qua (truyện ngắn 2001) – Áo Gấm Về Làng (truyện ngắn 2004) – Mẫu Hệ (truyện dài, 2004) – Net em (truyện ngắn, 2009) – Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng (thơ, 2009) – Đi Mỹ (truyện dài 2011)
Hôm nay anh cho
xuất bản tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.” Là một tập truyện viết nhiều về những kỷ niệm thời thơ ấu, trong đó có vui, có buồn mà ai sinh ra lớn lên dù bất cứ ở nơi đâu cũng có những hoàn cảnh, những sự việc giống nhau mà Trần Yên Hòa đã ngậm ngùi kể lại trong bài thơ mở đầu của tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.” “Nhớ Cái Thuở”
Nhớ cái thuở để chổm
chạy rong chơi Suốt ấu thơ trong khu
vườn nắng cháy Chân lấm đất như người cày mỏi mệt Chiều cho bò về chuồng cất tiếng gọi bò ơi.
Nhớ cái thuở mười lăm để tiếng cười rơi Trên dòng tóc em trong khu vườn tuổi nhỏ Em con chim khuyên tha từng cọng cỏ Ngọc của trời về đậu ở môi em...
Nhớ
cái thuở mười lăm mưa bay cuối phố, Chiều Tam Kỳ gió giật phải không em?
Trần Yên Hòa cũng như bao nhiêu những thanh niên khác vươn lên từ những khốn khó trong chiến tranh, nên anh nâng niu quá khứ của mình. Từ những nơi chốn tạm dung lúc nào anh cũng nghĩ về quê hương đất nước như trong bài thơ: “Tự Tình Cùng Đất Nước”
Anh nói: “Phải về chứ Về để được đi trên cầu Long Biên Được đi trên cầu Trường Tiền Được vào lăng tẩm Ta sẽ vịn vào văn bia tiến sĩ Thấm mồ hôi tài hoa của tiền nhân Sẽ vịn vào từng nấm mộ của bạn bè Và ngợi ca tiếc thương Những anh hùng vô danh đã chết.
Phải về chứ Phải không em Vì đó là đất nước
Đất của ta Và nước của ta Không bao giờ mất được.
“Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi”
là một tập truyện dày khoảng 300 trang trong đó Nhà Thơ, Nhà Văn Trần Yên Hòa đã kể lại những kỷ niệm từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành và những ước vọng đối với quê hương đất nước. Đọc “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi” để tìm lại thời tuổi nhỏ của mình mà Trần Yên Hòa đã ghi lại qua những lời thơ, đoạn văn anh viết lại cho anh cho bạn bè, cho những người cùng một lứa bên trời lận đận.
Thơ văn của Trần Yên Hòa là nỗi thao thức của một người Việt ly hương nhưng lúc nào cũng nghĩ đến quê hương.
Xin giới thiệu đến đồng hương tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.”
Bạn bè, thân hữu muốn tìm đọc Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi và những tác phẩm của Trần Yên Hòa, xin liên lạc:
Trần Yên Hòa 9155 Pacific Ave # 246 Anaheim, CA 92804
Thơ Huy Tưởng rất khó đọc và kén chọn người đọc. Có thể nói thơ anh ở một tầm cao, đọc phải suy nghĩ, dàn trải tâm hồn suy gẫm, phải “động não” mới thẩm thấu được
Thi sĩ Lê Văn Trung! Anh là hình ảnh của một tình yêu đỉnh trời rực lửa, của dòng sông cuộn trào khát vọng tri âm, của người muôn đời lung linh mộng-thực. Sóng vẫn vang trong chiều u tịch, sóng gục đầu nghiêng vách đá hoàng hôn, sóng vỗ mãi vào bờ tim gập ghềnh
Trong thời gian từ hơn mười năm nay, Tủ sách Tiếng Quê Hương của nhà văn nhà báo UyênThao phụ trách đã phát hành rất nhiếu tác phẩm giá trị của các tác giả trong và ngoài nước. Nỗ lực này nhằm góp một tiếng nói của người viết văn nêu lên thực trạng xã hội
Nghe tin Nguyễn Lương Vỵ mất ngày 17-2-2021, tôi thật bàng hoàng. Dù biết Vỵ mổ tim đã gần ba năm, một cuộc mổ tim lâu lắc đến hai lần, lần đầu 8 tiếng đồng hồ, chưa thành công,
Thi sĩ Đoàn Vị Thượng vừa bước lên chuyến xe chạy về thiên cổ sau thời gian chống chọi với bệnh tật ngặt nghèo. Dẫu biết không sớm thì muộn người thi sĩ ấy cũng sẽ vĩnh viễn rời bỏ cõi nhân sinh này,
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.