Sổ tay truyền hình
Trong chương trình Sổ Tay Truyền Hình của đài TV Việt Nam - American băng tầng 57.3 vào lúc 10:15 AM ngày Thứ Bảy 22/10/2011 (chiếu lại 4:15PM chiều chủ nhật 23/10/2011 và 5:15 PM chiều thứ tư 26/10/2011) có buổi nói chuyện giữa nhà báo Phạm Long và Trần Yên Hòa về sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật trong thời gian qua, những tin tức đã được đăng trên banvannghe.com.
Sau đây là những nội dung chính về Tin Văn Học Nghệ Thuật trong buổi nói chuyện:
Nhà thơ
Hà Thượng Nhân từ trần
Nhà thơ Hà Thượng Nhân, tức Trung tá Phạm Xuân Ninh, nguyên Chủ nhiệm Nhật báo
Tiền Tuyến của Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, QLVNCH, đã từ trần tại San Jose,
Califonia lúc 7 giờ 45 phút chiều Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011, thọ 91 tuổi.
Hà Thương Nhân (1920-2011)
|
Năm 1955 ông gia nhập Quân Đội với cấp bậc Đại úy, được trao phó trọng trách
soạn thảo sách lược Tâm Lý Chiến cho Quân Đội VNCH lúc bấy giờ.
Khoảng 1956, ông cộng tác với Nhật báo Tự Do, Ngôn Luận. Năm 1969, Trung tá
Phạm Xuân Ninh trở thành Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến của Quân Lực VNCH, trụ
sở đặt trong Cục Tâm Lý Chiến, đường Hồng Thập Tự, Saigon.
Trong sinh hoạt văn hóa tại miền Nam, ông từng được Phủ Quốc Vụ
Khanh Văn Hóa mời làm giám khảo Giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc, bộ môn Thơ.
Hà Thượng Nhân làm thơ rất nhanh, và rất nhiều, nhưng ông để lại chỉ có hai thi
phẩm: Bên Trời Lận Đận, và Thơ Hà Thượng Nhân.
Nhạc sĩ
Phạm Duy thượng thọ 90
tuổi
05/10/1921
Ông là thần tượng âm
nhạc của thế hệ ông già tôi, rồi tới thế hệ tụi tôi, tôi đoán là còn nhiều thế
hệ sau nữa ... Tôi dậy thì với Tuổi Ngọc, Cô Bắc Kì Nho Nhỏ... thi tú
tài với Thà Như Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận... ở
đại học với Trả Lại Em Yêu, Con Đường Tình Ta Đi... yêu với Ngày Xưa
Hoàng Thị, Cỏ Hồng... thất tình với Còn Gì Nữa Đâu, Nghìn Trùng Xa Cách...
bán chợ trời với Tiễn Em, Mùa Thu Paris... vượt biên với Hát Trên
Đường Vượt Biển, lưu vong với Thuyền Viễn Xứ, Tình Hoài Hương, Tình Ca ...
Và giờ hồi xuân với Tuổi Hồng, Tuổi Mộng Mơ ... Đại khái là vậy.
Ông bị chửi khi lên khu kháng chiến, ông bị chửi khi dinh tê xuôi Nam, ông bị
chửi khi làm nhạc phản chiến, ông bị chửi khi lưu vong ở xứ Cờ Huê, rồi ông
cũng bị chửi khi khăn gói hồi hương ... Nhằm nhò gì, nhạc của ông thiên hạ vẫn
nghe rần rần, ông vẫn còn sống nhăn răng, mạnh khỏe, yêu đời, lãnh tiền hưu của
Mỹ và thanh thản ở quê nhà, lâu lâu đi theo thằng con rể coi nó hát!
Sinh nhật 90 tuổi của ông nghe nói thêm 8 bài nhạc của ông được hát (
Gươm
Tráng Sĩ, Xuất Quân, Tình Kỹ Nữ, Giọt Mưa Trên Lá, Nhạc Tuổi Vàng, Một Bàn Tay,
Tạ Ơn Đời, và Võng ). Tôi đoán là đại khái như một món quà sinh nhật.
Trong thời buổi "nhiễu nhương" này của nền tân nhạc quốc nội,
khi mà nhạc rác nhạc rến nhạc lai căng đầy dẫy, báo chí
than phiền là thiếu nhạc hay, mà sự nghiệp của ông dám tới cả ngàn bài thì
thiết nghĩ thay vì cho 8 bài thì cho ít ra là 90 bài là mới "tròn trịa"!
Nguyễn
Sĩ Hạnh
Quán Văn khai trương
Số 1 Quán Văn |
Nhà xuất bản Thanh Niên vừa cho ấn hành đặc san định kỳ QUÁN VĂN do nhà văn Nguyên Minh chủ biên. Đây là một tuyển tập văn chương, dự định phát hành hằng tháng, gồm sáng tác văn thơ nhạc hoạ, tiểu luận phê bình, tư liệu văn học… Nhà xuất bản Thanh Niên vừa cho ấn hành đặc san định kỳ QUÁN VĂN do nhà văn Nguyên Minh chủ biên. Đây là một tuyển tập văn chương, dự định phát hành hằng tháng, gồm sáng tác văn thơ nhạc hoạ, tiểu luận phê bình, tư liệu văn học… Tập đầu tiên ra mắt tháng 10-2011 với sự cộng tác của nhiều cây bút: Sâm Thương, Trương Thìn, Võ Tấn Khanh, Phan Duy Nhân, Lê Ký Thương, Phạm Ngọc Lư, Lữ Quỳnh, Trần Hữu Dũng, Đoàn Văn Khánh, Nguyễn Man Nhiên, Từ Sâm, Trần Hồ Thúy Hằng, Nguyễn Minh Nữu, Du Nguyên, Vũ Lập Nhật, Nguyễn Hoà vcv, Khuất Đẩu, Ban Mai, Chinh Ba, Nguyễn Phan Thịnh, Lữ Kiều, Trương Văn Dân, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Lê Văn Thiện, Lê Tạ Bích Đào, Hiếu Tân, Huỳnh Như Phương. Tranh bìa trang nhã của Đinh Cường. Giá 50.000 đồng. Trong hoàn cảnh mà các ấn phẩm văn học tiêu thụ khó khăn, đây là một nỗ lực của những người có tâm huyết, hy vọng sẽ nhận được sự hồi đáp nhiệt tình của bạn đọc rộng rãi. |
Dương Nghiễm Mậu
nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Là một nhà văn nổi tiếng ở miền Nam trước 1975, Dương Nghiễm Mậu sáng tác nhiều và gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Công ty văn hóa Phương Nam vừa tái phát hành 4 tập truyện ngắn hay của ông: 'Đôi mắt trên trời', 'Cũng đành', 'Tiếng sáo người em út' và 'Nhan sắc'.
Dương Nghiễm Mậu sinh ngày 19/11/1936. Tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Ban đầu, ông viết đoản văn, tùy bút cho phụ trương văn nghệ học sinh của các báo chuyên nghiệp. Năm 1954 vào Nam. Từ năm 1957 viết nhiều: tạp văn, tùy bút, truyện ngắn, truyện dài... Năm 1962, ông chủ trương tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, đồng thời viết cho Sáng Tạo, Tia Sáng, Văn Học... Sau đó, ông chuyển sang ngành vẽ tranh sơn mài từ năm 1977 đến nay.
|
|
Từ điển văn học của NXB Thế Giới nhận xét: "... (Dương Nghiễm Mậu) là một trong những nhà văn Việt Nam thế hệ 60-70 đã đào rất sâu vào bản chất của cuộc hiện sinh con người... Ông đứng riêng một cõi, dường như không có bạn đồng hành, và đã tạo được một lối cấu trúc về truyện ngắn, truyện dài nằm trong nhân sinh quan bao quát của triết học hiện sinh và vô thần..."
Trong banvannghe.com đã đăng truyện ngắn Trong Cõi U Minh của Dương Nghiễm Mậu.
Nguyễn Lệ Uyên
Nguyễn Lệ Uyên
Quê quán: Tuy Hoà, Phú Yên.
Tốt nghiệp ĐHSP Cần Thơ.
Khóa 6/70 Thủ Đức.
Trước 1975, viết trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn: Văn, Bách Khoa, Khởi Hành,
Thời Tập, Nhà Văn, Chính Văn, Ý Thức, Tuổi Ngọc..
Sách đã in:
* Trò Chơi Dân Gian..(biên khảo nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà nội 2003)
* Sông Chảy Về Núi (Tập truyện, 2003)Bình Nguyên Lộc
Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987)
Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 (?) - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh.
Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Xin chân thành cảm ơn.
BVN-TH